Phan Ngọc Lợi | Facebook Ads | Google Adwords | SEO WebSite 17 Tư Duy Triệu Phú ~ SÀN GỖ

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

17 Tư Duy Triệu Phú

17 Tư Duy Triệu Phú 


17 Tư Duy Triệu Phú 
Cuối bài có download audio các bạn nhé
Để Trở Thành Tỷ Phú Phải Nhớ 17 Tư Duy Triệu Phú 

"Hãy cho tôi 5 phút, tôi sẽ đoán được nguồn tài chính trong lương lai của bạn!"

Quyển sách ra đời nhằm giúp bạn lưu ý những thay đổi đặc biệt có thể diễn ra trong cuộc sống. Qua đó, bạn sẽ được giới thiệu cách nhận định về cách kiếm tiền và cách sử dụng tiền của chính mình để quản lý tiền bạc được tốt hơn. Bằng những nguyên tắc trong quyển sách này, T.Harv Eker đã trở thanh triệu phú chỉ sau hai năm rưỡi. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa, hãy bắt đầu lật từng trang và đi theo con đường của T.Harv Eker!

Có thể trước đây bạn đã từng đọc qua một số loại sách dạy cách làm giàu nhưng thành công vẫn chưa đến với bạn. Bạn có muốn biết tại sao không? Đó là vì bạn chưa được hướng dẫn cặn kẽ và điều đó sẽ được khắc phục trong cuốn sách này. Bạn sẽ học được cách biến ước mơ thành hiện thực mặc dù giữa mong muốn và thành công luôn có một khoảng cách nhất định.

Để thành công, bạn không chỉ cần có nỗ lực hết mình. Điều cốt yếu là bạn phải xây dựng được cho mình một kế hoạch làm giàu trong mọi hoàn cảnh. Học để biết, biết để làm nhưng làm mà không có kế hoạch chi tiết từ trước thì không thể thành công được. Đó là nguyên tắc đầu tiên và đơn giản nhất cần phải nắm vững.

Mục lục 17 Tư Duy Triệu Phú 
"T.Harv Eker là ai và tại sao bạn nên đọc quyển sách này?"

Phần 1: Tư tưởng làm giàu.

Tại sao phải xây dựng cho mình một tư tưởng làm giàu?
Tư tưởng làm giàu của chúng ta được hình thành như thế nào?

Phần II: 17 cách suy nghĩ của riêng người giàu.

Vậy bây giờ bạn phải làm gì? Phải bắt đầu từ đâu?
Sẻ chia sự thịnh vượng là 17 Tư Duy Triệu Phú 

17 Tư Duy Triệu Phú 1:

Người giàu: Luôn học hỏi để phát triển bản thân.

Người Nghèo: Nghĩ mình biết hết.


17 Tư Duy Triệu Phú 2:

Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.


Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.


17 Tư Duy Triệu Phú 3:

Người Giàu: Quyết Tâm Làm giàu.

Người Nghèo: Muốn trở nên giàu có

17 Tư Duy Triệu Phú 4:


Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.


Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.


Hãy nói cho tôi biết 6 người thân nhất của bạn, và tôi sẽ biết được chính xác Bạn là ai. Bởi "Cái gì giống nhau sẽ hút lẫn nhau".

Người giàu kết giao với những người tích cực và thành công
Người nghèo kết giao với những người tiêu cực và không thành công

Người giàu thường tìm kiếm những người thành công khác để kết giao nhưng một cách họ tự nạp năng lượng cho mình. Họ coi những người thành công khác như những hình mẫu để h ọ học theo. Họ thường nói với bản thân họ, "nếu người khác có thể làm được, thì mình cũng có thể làm được"

Người giàu luôn biết ơn những người thành công trước họ; và xây dựng hình mẫu để làm theo và làm cho họ dễ dàng đạt được thành công của chính họ. Tại sao lại phải sáng tạo lại xe đạp? Khi đã có sẵn những phương pháp thành công đã được chứng minh và ai cũng có thể áp dụng chúng.


17 Tư Duy Triệu Phú 5:

Người giàu: Suy nghĩ cả hai
Người nghèo: Suy nghĩ "hoặc là/ hoặc"

17 Tư Duy Triệu Phú 6:

Người giàu: Suy nghĩ lớn

Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ

Cùng một vấn đề nhưng cách nhìn và lối tư duy khác nhau đã tạo ra ranh giới phân biệt giữa người giàu - người nghèo


17 Tư Duy Triệu Phú 7:

Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.


Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.


17 Tư Duy Triệu Phú 8:

Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.

Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.


Có hàng nghìn lý do sẽ xuất hiện ngăn cản bạn để không cho bạn làm những điều đúng đắn, những điều sẽ giúp bạn trở nên giàu có! Nhưng hầu hết những lý do đó đều có cội nguồn từ sự sợ hãi. Và đối mặt với điều này, chúng ta thấy.

Người giàu hành động bất chấp sợ hãi.
Người nghèo để nỗi sợ ngăn chặn họ.

Sợ hãi, nghi ngờ và lo lắng là những con quái vật khổng lồ đe dọa không chỉ thành công của bạn mà còn cả hạnh phúc của bạn. Do đó, sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là người giàu sẵn sàng hành động bất chấp nỗi sợ. Người nghèo để nỗi sợ cản bước họ.

Một lỗi lớn nhất mà người nghèo mắc phải đó là chờ đợi đến khi cảm giác sợ hãi giảm xuống hay không còn nữa họ mới sẵn sàng hành động. Những người này thường chờ đợi mãi mãi.

Cần phải hiểu rằng, chúng ta không cần thiết cố gắng để loại bỏ nỗi sợ mới đạt được thành công. Người giàu và người thành công có nỗi sợ, người giàu và người thành công có những nghi ngờ, người giàu và người thành công có lo lắng.

Họ chỉ không để những cảm xúc đó cản trở bước tiến của họ!


17 Tư Duy Triệu Phú 9:

Người Giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi.
Người Nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.


17 Tư Duy Triệu Phú 10:

Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ.


Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.

17 Tư Duy Triệu Phú 11:

Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.
Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc


17 Tư Duy Triệu Phú 12:

Người giàu: Tập trung vào các cơ hội

Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn

Nhân vật Giàu luôn mang nét biểu cảm tích cực, đứng trên lập trường chủ động với cuộc đời của mình, còn Nghèo lại mang thái độ tiêu cực trước mọi vấn đề.


17 Tư Duy Triệu Phú 13:

Người giàu: Rất biết đón nhận.
Người nghèo: Không biết đón nhận.


Đón nhận những cơ hội và thách thức
là một trong những mấu chốt cơ bản
tạo nên sự giàu có.


17 Tư Duy Triệu Phú 14:

Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.
Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.


Người giàu thường có cái nhìn xa hơn trong nhiều vấn đề.
Họ chú trọng tới kết quả công việc thay vì thời gian.

17 Tư Duy Triệu Phú 15:

Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để chiến thắng.

Người Nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để không bị thua.


17 Tư Duy Triệu Phú 16:

Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ.

Người nghèo: Không biết quản lý tiền của họ.


17 Tư Duy Triệu Phú 17:

Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ.

Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.


Download Audio 17 tư duy triệu phú

Phan Ngọc Lợi




0 nhận xét:

Đăng nhận xét